Niềng răng là một biện pháp can thiệp vào răng bằng dụng cụ nha khoa để giúp răng mọc đều, đẹp hơn. Ngày càng nhiều người tìm đến với niềng răng để khắc phục hàm răng hô, móm, răng mọc lệch lạc của mình. Điều mà nhiều người phân vân là thời điểm nào niềng răng sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Cùng chúng tôi tìm hiểu bao nhiêu tuổi có thể niềng răng để biết thêm về vấn đề này bạn nhé.

Độ tuổi nên niềng răng trẻ em

Một trong những lưu ý quan trọng nhất khi áp dụng dịch vụ niềng răng trẻ em là độ tuổi thực hiện. Nhiều người cho răng trẻ em còn quá nhỏ để thực hiện các trị liệu chỉnh nha có thể gây đau đớn và ảnh hưởng đến suy nghĩ của bé. Tuy nhiên, suy nghĩ sai lầm này đã khiến nhiều em bé phải lớn lên cùng các nhược điểm xấu xí trên gương mặt, khi muốn can thiệp niềng răng chỉnh nha thì kết quả đã không còn trọn vẹn vì thời điểm này tổ chức răng và xương hàm đã phát triển hoàn chỉnh.

Theo các chuyên gia, sau 6 tuổi cha mẹ đã có thể dễ dàng phát hiện ra sự bất thường ở khớp cắn của bé qua việc quan sát. Lúc này, cha mẹ hãy tính ngay đến việc can thiệp điều trị nha khoa cho bé. Hãy đưa bé đến trung tâm nha khoa, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể. Thực tế, độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng trẻ em là từ 8-15 tuổi. Đây là độ tuổi dậy thì, xương hàm của bé cũng đang dần hoàn thiện nên việc niềng răng song song sẽ đem lại kết quả cao hơn. bọc răng titan cho trẻ có được không?


Độ tuổi nên niềng răng trẻ em

Lưu ý khi niềng răng trẻ em

Ngoài độ tuổi niềng răng thích hợp, khi niềng răng trẻ em cần lưu ý rất nhiều yếu tố và các trở ngại có thể xảy ra trong quá trình chăm sóc, vệ sinh, làm quan với khí cụ hay tâm lý của bé, cụ thể:

- Chọn khí cụ niềng răng phù hợp với bé dựa nên khả năng tài chính, thể trạng của bé và lời khuyên của bác sĩ.

- Không nỏng nảy với bé trong thời gian bé làm quen với khí cụ, bé sẽ rất khó chịu và cảm thấy vướng víu trong miệng.

- Không cho bé ăn thực phẩm chứa nhiều đường, thức ăn chứa nhiều tinh bột, dễ bám dính, có phẩm màu độc hại.

- Theo dõi sát sao đề phòng bé gặp tình huống cần cấp cứu như bung sút mắc cài, mắc vào răng, mắc vào má, môi chảy máu do cà vào mắc cài.

- Giúp bé chải răng đều đặn mỗi sáng - tối và dùng chỉ tơ nha khoa loại bỏ hết thức ăn thừa giắt lại trên kẽ răng hoặc mắc cài.

Niềng răng trẻ em muốn thành công ngoài các yếu tố kể trên, sự giúp đỡ và hỗ trợ tâm lý của cha mẹ dành cho bé cũng rất quan trọng. Trong thời gian này, nếu bé thường xuyên kêu đau hoặc có điều gì bất thường, cha mẹ phải nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra và nắn chỉnh lại mắc cài nếu cần.

Bạn có nhu cầu tìm hiểu: có nên tẩy trắng răng hay không

Bài viết được trích nguồn từ: https://niengranginvisalignthammy.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: (+84 8) 66820246
Ngavvt
 
Top