Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 là răng đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc răng. Răng khôn mọc lệch gây đau nhức là một trải nghiệm đau đớn mà không ít người phải trải qua. Răng khôn số 8 ảnh hưởng rất nhiều đến cấu trúc hàm chính vì thế nhiều người băn khoăn khi niềng răng mắc cài sứ có phải nhổ răng khôn không, tại sao phải nhổ và có nguy hiểm không. Hãy cùng nhau bàn luận nhiều hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Niềng răng có nhổ răng khôn không tại sao?

Răng khôn, tùy thuộc vào sự tăng trưởng của cơ thể mà phát triển ở các giai đoạn khác nhau ở mỗi người. 4 răng khôn nằm ở 4 vị trí trong cùng của cấu trúc hàm. Răng khôn gần như không tham gia hoặc tham gia rất ít vào quá trình ăn nhi mà chủ yếu đóng vai trò là thành tố thiết lập nên cấu trúc xương và ổn định tổ chức răng. Chính vì thế, khi niềng răng chỉnh nha , các nha sĩ đặc biệt quan tâm đến những chiếc răng này. Những chiếc răng khôn ảnh hưởng không nhỏ đến toàn hàm và kết quả quá trình chỉnh nha.


Dù niềng răng hay không niềng thì việc nhổ răng khôn cũng là điều cần thiết. Việc nhổ răng khôn trước niềng nên tiến hành vì những lý do sau đây:

Để phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng. Những chiếc răng khôn “ủ” mình dưới lớp nướu rất lâu, chúng cần thời gian dài hơn rất nhiều những chiếc răng khác để phát triển. Do đặc điểm nằm sâu phía trong hàm và khoang miệng nên gây khó khăn trong việc làm vệ sinh, vi khuẩn dễ tịch tụ gây sâu răng. 

Những chiếc răng kế cận không tránh khỏi ảnh hưởng. Khi răng khôn nhú ra khỏi bề mặt nướu, vi khuẩn dễ dàng chui vào lớp mô mềm bên trong, gây nhiễm trùng nướu, khiến răng sưng đau và có mùi hôi khi thở. Bên cạnh đó, nếu túi răng bao quanh thân răng vẫn tồn tại có thể tích dịch tạo nên các nang, phá hủy hệ xương răng xung quanh.

Quy trình niềng răng cho người lớn

Có khá nhiều người nghĩ rằng quy trình niềng răng của trẻ em và người lớn là giống nhau nhưng trên thực tế thì không phải. Do răng vĩnh viễn của người lớn khó nắn chỉnh và di chuyển hơn nên các bước tiến hành và phương pháp niềng răng cũng khác đi để có thể đem lại hiệu quả cao.

- Bước 1: Bác sĩ sẽ khám và lấy dấu trên cả hai hàm răng, cùng với đó là tư vấn các phương pháp điều trị cũng như niềng cho bệnh nhân.


- Bước 2: Bệnh nhân tiến hành chụp phim toàn hàm răng Panoramic và đo sọ mặt Cephalometric.

- Bước 3: Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành các bước cho quá trình niềng răng và chỉnh hình diễn ra thuận lợi hơn như nhổ răng nếu cần, tách các kẽ răng, gắn khâu trên các răng hàm, gắn mắc cài trên các răng trước và hẹn tái khám định kỳ theo lịch từ 3 đến 6 tuần, có nhiều trường hợp tái khám ngay sau 1 tuần.
 
Top