Đau răng không nên ăn gì? Đau răng là biểu hiện của nhiều bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,…Nếu các bệnh lý này biến chứng nguy hiểm sẽ khiến tình trạng đau nhức kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Để giảm bớt cơn đau, bên cạnh đến nha khoa thăm khám và điều trị thì người bệnh cần có chế độ ăn uống đúng cách. 

Đau răng không nên ăn gì?

Đau răng có thể do nhiều nguyên nhân như sâu răng, viêm nướu, viêm chân răng, sai khớp thái dương, bệnh lý toàn thân khiến răng yếu đi và lung lay, răng mới nhổ, răng mới nhú… Cơn đau có thể kéo dài nhiều ngày, nên một số cách ăn uống không làm ảnh hưởng đến vị trí đau nhức là điều rất cần thiết. Vậy đau răng không nên ăn gì?
Bị đau răng không nên ăn gì để giảm đau?-1
Bổ sung hoa quả, rau củ*
- Tránh thức ăn cứng, dai, dẻo bởi chúng có thể tác động khiến răng phải hoạt động nhiều hơn, ảnh hưởng đến ăn nhai.

- Tránh thức ăn, gia vị có tính cay nóng, đồ uống có gas… bởi sẽ kích thích đến nướu, làm nướu bị tổn thương nhiều hơn.

- Không ăn thịt gà, đồ ăn có tính nóng như xôi, đồ nếp nói chung bởi chúng có thể làm tăng tình trạng sưng tấy, phù nề vị trí đau răng.

- Hạn chế đồ có đường như kẹo, bánh, nước ngọt bởi đường có liên quan chặt chẽ tới việc gây sâu răng. Sau khi ăn xong phải súc miệng hoặc chải răng thật sạch.

- Không uống các loại nước quá lạnh hoặc quá nóng có thể làm kích ứng chỗ đau. 

Nên làm gì để giảm đau răng?

Ngoài việc đau răng không nên ăn gì, bạn cũng nên tìm hiểu những thực phẩm có thể ăn để giảm tình trạng đau, giúp răng miệng chắc khỏe hơn. Theo nguyên tác, chế độ ăn uống của người bị sâu răng là tăng cường bổ sung các chất xơ, các chất chứa nhiều vitamin, canxi, flour. 

- Đồ ăn chứa chất xơ như rau, hoa quả, thịt nạc,…sẽ có tác dụng làm sạch vụn thức ăn, các loại đường ở mặt răng, hạn chế vi khuẩn xâm nhập trên răng, có lợi cho việc tuần hoàn máu quanh răng, chân răng, giúp răng chắc khỏe.
Bị đau răng không nên ăn gì để giảm đau?-2
Hạn chế thức ăn nhiều đường*
- Ăn nhiều các chất giàu vitamin và canxi, photpho, các loại thực phẩm động vật như gan lợn, gan dê, thịt nạc, thịt dê, trứng …

- Bổ sung vitamin B tham gia vào quá trình hấp thụ canxi, photpho. Sự cân bằng của canxi và photpho ảnh hưởng trực tiếp đến chân răng khiến răng ê buốt.

- Bổ sung nguồn thực phẩm giàu canxi như sữa, rau câu, mộc nhĩ trắng, đậu nành, đậu xanh, đậu đen, lạc…

Ngoài việc tuân thủ chế độ ăn uống đau răng không nên ăn gì, bạn cũng nên lưu ý vệ sinh răng miệng đúng cách. Nếu tình trạng đau răng kéo dài và ngày càng nặng tốt nhất nên đến ngay nha khoa thăm khám. Tại đây bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh lý răng miệng gây đau nhức răng và lên kế hoạch điều trị kịp thời.

Ngavvt
 
Top