Răng khôn là chiếc răng mọc sau cùng trên cung hàm, khi các răng khác đã ổn định vị trí đầy đủ. Ngoài ra, chúng còn ẩn chứa những nguy cơ bệnh lý nguy hiểm nếu mọc lệch, mọc ngầm… Trong những trường hợp như vậy, nhổ răng khôn có nguy hiểm không là điều mà rất nhiều người thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.

Bạn gặp rắc rối nào khi mọc răng khôn hàm dưới?

Các mầm răng khôn xuất hiện lúc khoảng 5 tuổi. Lớp men răng được tạo thành bắt đầu từ lúc 8 tuổi cho đến 12 - 16 tuổi. Những răng này còn được gọi là răng hàm thứ 3, xuất hiện sau răng hàm thứ 2 vào khoảng năm 12 tuổi, bắt đầu mọc nhú lên lúc 16 tuổi, tiếp tục mọc cho đến khi 21 tuổi.

Một chiếc răng khôn có hình dạng cuối cùng, có rễ hẳn hoi ít nhất là khi đã đến tuổi 25. Nếu không nó sẽ tiếp tục mọc cho đến khi nào có thể đạt đến hình dạng cuối cùng.

Trong 80 - 90% các trường hợp, những răng khôn hàm dưới chính là nguồn gốc nảy sinh ra những khó chịu khi mọc. Hàm răng trên có hình chữ nhật và hàm răng dưới hình chữ L nằm ngang. Phần nằm ngang của chữ L gọi là nhành ngang và phần thẳng đứng gọi là nhành dọc.

Tất cả những vấn đề khi mọc răng khôn là do thiếu chỗ ở hàm trên hay hàm dưới. Sự tiến hóa của loài ngườiqua thời gian đã làm cho hàm răng nhỏ bớt đi. Các khó chịu thường gặp ở răng khôn hàm dưới do thiếu chỗ, chúng sẽ mọc xiên lệch, thậm chí mọc ngang và đâm cả vào răng hàm thứ 2. Còn răng khôn hàm trên thì không mắc phải hoàn cảnh như vậy, tuy nhiên cũng có những biến chứng xảy ra như nhiễm khuẩn nếu chúng mọc xiên lệch.

Những nguy hại khi răng khôn mọc trên cung hàm

Khi chiếc răng này mọc lên, do không còn vị trí cho nó buộc lòng nó phải chen lấn với những răng kề cận gây ra trường hợp mọc lệch, mọc đâm vào những răng kế bên. Một vài trường hợp không thể trồi lên trên cung hàm, răng khôn mọc ngược lại vào trong lúc này vùng nướu sẽ bị sưng tấy, có thể gây ảnh hưởng đến khuôn mặt do bị sưng quá to. Nóng sốt nhẹ, khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức làm bạn không thể ăn uống bình thường. Vì vậy có rất nhiều bạn thường xuống cân, mất ngủ trong quá trình mọc răng.

Một số trường hợp do răng khôn mọc tạo khe hở trên cung hàm nên rất khó vệ sinh dẫn đến chiếc răng thường bị sâu lâu ngày có thể ảnh hưởng cả những răng bên cạnh. Trường hợp biến chứng nặng có thể làm khu vực răng khôn bị nhiễm khuẩn gây tiêu xương hàm, phá hủy xương hàm, làm tăng nguy cơ gãy xương hàm, viêm trùng huyết.


Tóm lại những nguy hại do răng khôn gây nên là vô cùng đa dạng. Vì vậy khi gặp phải trường hợp mọc răng dù sớm hay muộn bạn cũng nên nhanh chóng đến khám và tư vấn tại nha khoa để bảo đảm cho hàm răng của bạn được khỏe mạnh.
 
Top