Áp xe răng là một bệnh lý răng miệng nguy hiểm, thậm chí có thể gây nhiễm trùng máu. Do đó, điều trị áp xe răng là điều cần thiết nhằm loại bỏ các biến chứng có thể xảy ra.

Bệnh áp xe răng là gì? 

Áp xe răng là bệnh xuất hiện do biến chứng của việc nhiễm trùng răng miệng hoặc khi răng bị chấn thương khiến vi khuẩn phát triển vào tủy răng, gây nhiễm trùng áp xe chân răng. Mủ nhiều sẽ tạo ra lực ép lớn vào dây thần kinh và gây nên những cơn đau dữ dội. 

Người bị sâu răng mà không chữa trị có nguy cơ bị áp xe chân răng cao. Khi răng bị sâu, các vi khuẩn tồn tại trong răng, nướu và tủy tiết ra những độc tố khiến vùng xung quanh tủy và nướu sưng tấy, mưng mủ và gây nên áp xe răng. 

Những triệu chứng nhận biết bệnh áp xe răng 

Đau răng, nhai, cắn mạnh hoặc ngậm miệng cũng thấy đau. 

Nhạy cảm với thức ăn nóng hoặc lạnh. 

Có vị đắng trong miệng. 

Hơi thở có mùi khó chịu, miệng hôi. 

Cơ thể có triệu chứng nóng sốt, sưng hạch ở cổ. 

Người không khỏe, mệt mỏi. 

Bị sưng hàm trên hoặc hàm dưới. 

Nguyên nhân gây áp xe răng

Nguyên nhân gây áp xe răng 

+  Nguyên nhân sâu xa gây bệnh xuất phát từ thói quen chăm sóc răng miệng không sạch sẽ, mảng bám hình thành tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ gây nhiễm trùng.

+  Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh áp xe răng là biến chứng của sâu răng không được chữa trị kịp thời. Vi khuẩn tấn công răng, nướu và tủy tiết ra độc tố khiến vùng xung quanh tủy và nước sưng tấy, mưng mủ và gây nên áp xe.

+  Nhiễm trùng gây ra bọc mủ (các mô đã chết, vi trùng còn sống hoặc đã chết, bạch huyết cầu) và làm sưng những mô trong răng. Nếu chân răng bị chết, răng có thể không đau nữa, nhưng nhiễm trùng vẫn còn hoạt động và vẫn tiếp tục lan ra, phá hủy các mô.

+  Chấn thương răng từ tác động bên ngoài gây nứt, gãy răng. Men răng bị vỡ làm lộ tuỷ răng bên trong, vi khuẩn xâm nhập tấn công tuỷ răng khiến răng viêm nhiễm.

Áp xe răng uống thuốc gì hiệu quả? 

Nếu như bị áp xe răng mà mặt không sưng tấy thì chỉ cần nhổ răng sâu đó và giúp cho mủ trắng thoát ra từ ổ răng, và làm giảm đau mà thôi. Có thể kết hợp với thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm và kèm theo đó là thuốc giảm đau. Còn khi mặt có sưng thì không được tự ý nhổ răng sâu đó đi, có thể sử dụng thuốc kháng sinh và nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Vậy khi bị áp xe răng uống thuốc gì hiệu quả? bọc răng sứ loại nào tốt nhất?

Khi bị sưng do bệnh áp xe răng thì thuốc tê rất ít tác dụng, chính vì thế chúng ta có thể sử dụng erythromycin 250 mg, uống trong vòng 3 ngày, ngày 2 viên chia làm 2 lần uống. Nếu trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng thì có thể sử dụng kháng sinh erythromycin lâu hơn 250 mg, uống trong vòng 5 ngày. 

Nếu như sau khi nhổ răng sâu rồi thì nên dùng thuốc kháng sinh thêm 3 ngày nữa. Nếu như còn có bọc mủ thì nên rạch mủ bằng dao vô trùng hoặc đầu thám châm đã được tiệt khuẩn sau đó đắp khăn ấm lên mặt và ngậm nước muối ấm loãng vào miệng. Có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau paracetamol, còn đối với trẻ em thì cần giảm liều lượng và không được sử dụng thuốc tetracillin vì nó có thể làm đổi màu răng. 

Giải pháp tốt nhất là đến trung tâm nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra, xác định mức độ viêm, từ đó sẽ có cách xử lý thích hợp. Tuỷ từng loại áp xe mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau nhưng mấu chốt trong điều trị là loại bỏ ổ nhiễm trùng, bảo tồn răng và tránh các biến chứng do áp xe răng gây ra.

Bài viết trích nguồn tại: https://thammymuislinehanquoc.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
Tg: Ngavvt
 
Top