Làm cầu răng sứ là phương pháp trồng răng giả cổ điển nhưng vẫn được áp dụng khá phổ biến hiện nay vì chi phí phải chăng, phục hình răng tốt. Cùng tìm hiểu về phương pháp cầu răng sứ và bọc răng sứ giữ được bao lâu qua bài viết sau đây.


Cầu răng sứ là gì*

Cầu răng sứ là gì?

Lắp cầu răng là biện pháp khôi phục răng mất bằng một dải cầu răng sứ. Để cố định dải cầu này, bác sĩ thao tác mài cùi 2 răng lân cận khoảng trống để tạo trụ, sau đó gắn cầu răng lên trụ và hoàn tất phục hình. Tổng thời gian thực hiện tại phòng nha chỉ khoảng 1 giờ.

Nhờ ưu điểm không tác động lên mô mềm, phục hình thẩm mỹ tốt nên cầu răng sứ là biện pháp trồng răng được nhiều người lựa chọn. Hiện nay, có 5 loại cầu răng phổ biến nhất hiện nay là: cầu răng truyền thống, cầu đèo, cầu răng dán, cầu răng composite và cầu răng implant.

Quy trình làm cầu răng sứ tại nha khoa

Bước 1: Trong lần thăm khám đầu tiên, nha sĩ tiến hành kiểm tra tình trạng răng miệng tổng quát của bệnh nhân. Bên cạnh đó, để phục vụ cho quá trình định hình cầu răng sứ và đánh giá vùng răng bị mất, bệnh nhân được chụp phim X-quang. Dựa trên các kết quả thăm khám ban đầu, bác sĩ chỉ định có cầu răng được hay không và đưa ra kế hoạch điều trị cụ thể. 

Bước 2: Các thông số về kích thước khung hàm, hình dạng răng cần phục hình được thu thập và dựa trên đó để chế tác cầu răng phù hợp. Làm cầu răng đòi hỏi phải vừa thẩm mỹ, vừa khớp với cùi răng đã mài, không gây cản trở cho việc ăn nhai.

Bước 3: Hai răng khỏe mạnh hai bên răng bị mất được mài nhỏ. Trong quá trình thực hiện, bệnh nhân được gây tê để tránh đau đớn. Răng sau khi mài nhỏ tạo đủ diện tích đặt cầu răng, đồng thời đóng vai trò làm điểm tựa vững chắc.

Bước 4: Trong thời gian cầu răng sứ chính thức được chế tác, nha sĩ dùng cầu răng tạm thời để bảo vệ phần men răng lộ ra. Bệnh nhân đeo cầu răng tạm thời cũng được làm quen dần. Quá trình mài cùi răng yêu cầu mài vừa đủ mô răng để tạo đế vững chắc cho cầu răng, vừa làm ít ảnh hưởng nhất đến tủy răng.

Bước 5: Khi cầu răng sứ được chế tác, nha sĩ tiến hành lắp đặt lên hai cùi răng. Trước khi gắn chắc cố định, cầu răng được căn chỉnh nhằm loại bỏ bất kỳ sự chênh lệch nào. Đến khi bệnh nhân cảm thấy thoải mái, nha sĩ gắn chặt cầu răng bằng chất dính nha khoa.

Trên đây là thông tin bạn nên biết về phương pháp làm cầu răng sứ. Cần đặt lịch tái khám sau một thời gian để nha sĩ kiểm tra chất lượng phục hình. Đến khi quen với việc đeo cầu răng sứ, nên ăn thức ăn mềm đã được cắt ra miếng nhỏ.

Bài viết được trích nguồn tại: https://niengranginvisalignsaigon.blogspot.com
Thông tin liên hệ: 
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu 
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148 
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246 
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT
 
Top